Logo-Vua-Sam-Yen-ngang
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết

Hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam có thể bạn chưa biết

Sâm Quy Đá

Hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam có thể bạn chưa biết

Sâm Quy Đá

Dưới đây là tổng hợp hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam hiện nay như Sâm Ngọc Linh, Sâm Đương Quy, Sâm Quy Đá, Sâm Xuyên Đá, Sâm Nam, Sâm Bố Chính, Đẳng Sâm, Sâm Cau, Sa Sâm và Sâm Đại Hành.

Nhân sâm là những loại cây, củ quý hiếm có với công dụng bồi bổ và chữa bệnh siêu hiệu quả. Từ trước tới nay, nhân sâm luôn là loại dược liệu quý hiếm trong nhiều bài thuốc khác nhau. Ở bài viết này, Vua Sâm Yến sẽ tổng hợp và gửi đến bạn hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam. Bạn sẽ biết được rất nhiều loại dược liệu quý giá, phù hợp để chữa bệnh và bồi bổ cải thiện sức khỏe cho bản thân, gia đình và bạn bè của mình.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh
Cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một loại sâm nổi tiếng của Việt Nam. Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax Vietnamensis, nằm trong họ Cuồng Cuồng. Ngoài ra, Sâm Ngọc Linh còn có nhiều tên gọi khác nhau trong nhân gian như: Sâm Việt Nam, củ ngải rọm con, sâm trúc, cây thuốc giấu…

Sâm Ngọc Linh thường có phần rễ nhiều sợi và đốt, cọng rễ ngoằn ngoèo có màu nâu hoặc vàng. Trên thân của Sâm Ngọc Linh thường thường có nhiều vết kẻ và vân ngang chia thân thành nhiều đốt khác nhau. Sâm Ngọc Linh được ghi nhận là xuất hiện nhiều ở vùng Trung Trung bộ Việt Nam như: Đăk Tô và Tu Mơ Rông ở tỉnh Kon Tum.

Ngoài ra huyện Nam Trà tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận có Sâm Ngọc Linh. Các củ Sâm Ngọc Linh thường mọc trong rừng, ở nơi gần con sông hoặc suối ẩm, trên đất có nhiều mùn.

Sâm Ngọc Linh có rất nhiều công dụng tuyệt vời và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng:

  • Sâm Ngọc Linh có khả năng điều tiết lượng Cholesterol tốt và xấu. Điều này giúp tình hình bệnh tim mạch của các bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
  • Ở Sâm Ngọc Linh có Ginsenoside – Hợp chất có khả năng tăng cường sản xuất Testosterone ở nam giới giúp khắc phục tình trạng rối loạn cương dương và cải thiện cảm giác hưng phấn.
  • Sâm Ngọc Linh còn phục hồi và tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu và ngăn chặn tình trạng thiếu máu.
  • Sâm Ngọc Linh chứa nhiều dưỡng chất như Axit amin, Axit béo, khoáng chất, nguyên tố vi lượng và đa lượng giúp cơ thể bồi bổ, cải thiện sức đề kháng.

>>> Xem thêm về: Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm có tác dụng gì?

Sâm Đương Quy

hình ảnh các loại sâm ở việt nam
Sâm Đương Quy

Nhắc đến các loại sâm Việt Nam thì chúng ta không thể bỏ qua Sâm Dương Quy. Sâm Đương Quy là một loại dược liệu quý được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh Đông Y. Sâm Đương Quy có tên khoa học là  Angelica Sinensis, thuộc họ Hoa Tán. Sâm Dương Quy được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được nuôi trong ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Sâm Đương Quy có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe con người. Đặc biệt là phái nữ, chính vì thế mà Sâm Đương Quy đã được gọi là Female Ginseng – Nhân sâm dành cho phái đẹp. Ở thời điểm hiện tại, Sâm Đương Quy không chỉ có trong các bài thuốc của Đông Y mà còn được nghiên cứu và áp dụng trên nhiều phương diện chăm sóc sức khỏe khác nhau.

Sâm Đương Quy là loại dược liệu sống lâu năm, thân thảo và có chiếu cao trung bình từ 40 – 100 cm. Thân Sâm Đương Quy có hình trụ, màu tím hoặc màu xanh. Mặt ngoài cây có những vành dọc chạy dài theo thân cây. Lá Sâm Dương Quy dài và thon, cuống rất ngắn hoặc không có. Hoa Sâm Đương Quy có màu trắng nhạt và thường mọc theo chùm.

Trong Sâm Đương Quy được cho là có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể người như: axit amin, sterol, coumarin… Theo Đông Y, Sâm Dương Quy sẽ có những công dụng như sau:

  • Sâm Đương Quy có khả năng ức chế hành động tập kết của tiểu cầu. Từ đó ngăn ngừa được việc máu đông tránh dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
  • Nhiều nghiên cứu cho rằng lượng Vitamin B12 có trong Sâm Đương Quy có tác dụng cải thiện khả năng sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở nữ giới.
  • Sâm Đương Quy có khả năng tác động đến hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón và khó tiêu ở người dùng.
  • Sâm Đương Quy có công dụng hoạt huyết, chỉ huyết và dưỡng huyết. Điều này giúp da trở nên căng mịn, hồng hào và sáng bóng. Nhiều thương hiệu mỹ phẩm đã sử dụng Sâm Đương Quy trong sản phẩm của mình.

>>> Xem thêm về: 7 tác dụng của sâm tố nữ đối với cơ thể

Sâm Quy Đá

Sâm Quy Đá
Củ Sâm Quy Đá

Sâm Quy Đá cũng là một trong các loại sâm rừng ít người biết tại Việt Nam. Loại sâm này cũng là một loại dược liệu quý hiếm, được nhắc tới trong nhiều bài thuốc Đông Ý và được biết đến như một loại sản phẩm siêu bồi bổ cho cơ thể con người. Sâm Quy Đá là một loại thuốc Nam quý hiếm có tên y học là Radix Angelicae Sinensis.

Sâm Quy Đá là loại cây có thân thảo, có nhiều rễ khác nhau và dạng sợi. Hình đáng của Sâm Quy Đá được cho là có hình dáng khá giống Sâm Bố Chính và thường mọc thành nhiều cụm. Các cụm thường sẽ ở gần nhau và sống lâu năm trên đất mùn. Sâm Quy Đá thường có màu nâu hoặc vàng, sở hữu mùi thơm nồng.

Sâm Quy Đá có thân giống một quả trứng gà dài từ 4 – 10 mm. Các cuống của Sâm Quy Đá thường dài từ 3 – 8 cm. Củ Sâm Quy Đá không có sơ, mọng nước để dự trữ cho những mùa khô hạn.

Sâm Quy Đá thường chỉ xuất hiện ở các ngọn núi cao, khí hậu mát mẻ, đất phải có độ ẩm cao và tỉ lệ mùn nhiều. Chính vì thế mà Sâm Quy Đá thường được tìm thấy ở các tỉnh Hà Giang, Sa Pa hoặc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Những nơi này thường có Sâm Quy Đá thuộc loại hạng nhất.

Sâm Quy Đá có rất nhiều chất dinh dưỡng lý tưởng cho cơ thể người như: Vitamin B12, Ligustilide, Sesquiterpen, Carvacrol… Sâm Quy Đá có rất nhiều những công dụng tuyệt vời cho người dùng như sau:

  • Sâm Quy Đá có khả năng phục hồi cơ thể gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi, viêm khớp, nhức mỏi tay chân, tê liệt…
  • Sâm Quy Đá giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giảm đau, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có khả năng điều trị phong thấp, đau nhức và thoái hóa xương khớp.
  • Có nhiều dưỡng chất làm chậm lại tình trạng lão hóa ở người. Sâm Quy Đá giúp máu lưu thông, mang nhiều oxy đến não, phòng tránh các tình trạng đột ngụy.

>>> Xem thêm về: Khám phá 10 tác dụng của nhân sâm với phụ nữ

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá
Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá cũng là một trong số các loại sâm có ít người biết đến tại Việt Nam. Loại dược liệu này có tên khoa học là Myxopyrum smilacifolium Bl và thuộc họ Nhài. Sâm Xuyên Đá được có màu vàng nhạt, hình dáng bên ngoài khá giống một cây dây leo hoặc một đoạn rễ của cây.

Thân hình Sâm Xuyên Đá khá nhỏ, chỉ to khoảng một ngón tay người. Tuy nhiên, Sâm Xuyên Đá lại có một mùi thơm đặc trưng và hoàn toàn khác biệt. Khi lại gần bạn sẽ nhận biệt được mùi này và khó nhầm lẫn với bất kỳ một loại hương thơm nào khác.

Sâm Xuyên Đá là một loại thực vật khá đặc biệt. Khi còn nhỏ, thân cây sẽ rất cứng và đứng thẳng như một cái cây. Nhưng sau 10 năm tuổi, phần ngọn của cây lại phát triển thành dây leo và lần nữa hóa cứng khi đã bám được vào cây lớn. Khi Sâm Xuyên Đá còn nhỏ, củ sẽ rất lớn. Nhưng khi cây trưởng thành thì củ sẽ không phát triển thêm.

Sâm Xuyên Đá thường sinh sống và phát triển ở những khu đất cao khoảng 1600m trở lên và có độ ẩm cao. Đây là loại dược liệu phát triển trong môi trường tự nhiên và con người không thể nuôi trồng. Hiện này, người ta chỉ có thể khai thác Sâm Xuyên Đá ở các vùng núi như phía bắc Việt Nam.

Sâm Xuyên Đá được ghi nhận là có những hiệu quả thường thấy nhất như sau:

  • Trong nhân gian, Sâm Xuyên Đá được ghi nhận là có khả năng trị ho cực tốt. Không chỉ vậy, các vấn đề liên quan tới đường hô hấp Sâm Xuyên Đá cũng có thể tham gia và cải thiện tình trạng.
  • Sâm Xuyên Đá có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể và làm mát gan, cải thiện các bệnh lý liên quan đến gan.
  • Sâm Xuyên Đá có khả năng tái tạo tế bào và bồi dưỡng cơ thể, giúp tình trạng suy ngược dần được khắc phục và cải thiện.
  • Ngoài ra, Sâm Xuyên Đá còn có khả năng tráng dương bổ thận, tăng cường ham muốn, cải thiện các vấn đề yếu sinh lý và xuất tinh sớm.

Sâm Nam

các loại sâm rừng
Hoa cây Sâm Nam khi nở rộ

Sâm Nam được biết đến là thân cây gỗ, cành cây và thân cây có thể dài hàng chục mét khi trưởng thành. Lá Sâm Nam có dạng lá kép thuôn dài có lớp lông trắng và màu xanh sẫm. Hoa của Sâm Nam có màu trắng ngà, thưởng nở vào tháng 8 – 9 và dài khoảng 20- 25 cm. Rễ Sâm Nam phân nhánh và đâm sâu xuống lồng đất. Sau một thời gian rễ sẽ phát triển thành củ để con người khai thác.

Cây Sâm Nam thường mọc ở các vùng miền núi. Sâm Nam là loại cây ưa thích ánh nắng. Chỉ cần đi đến những nơi có khoảng trống, được ánh nắng chiếu vào bạn sẽ dễ dàng thấy được Sâm Nam. Hiện nay, Sâm Nam đã được nuôi trồng nhân tạo để lấy củ hằng năm.

Ở thời điểm hiện tại, Sâm Nam được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc và có công dụng chính như sau:

  • Sâm Nam có thể làm giảm các tình trạng nóng trong người, cảm sốt, thủy đậu, suy nhược cơ thể và viêm gan truyền nhiễm.
  • Sâm Nam là một trong những dược liệu trị ho hiệu quả, các chứng ho dai dẳng, có đờm điều sẽ được giải quyết khi sử dụng dược liệu này.
  • Sâm Nam còn có khả năng hỗ trợ, kháng viêm, cải thiện tình trạng mệt mỏi và làm chậm quá trình oxy hóa.

Sâm Bố Chính

hình ảnh các loại sâm ở việt nam
Sâm Bố Chính

Sâm bố chính là một loại sâm không chỉ có hoa đẹp mà còn được biết đến như một liều thuốc quý trong nhiều bài thuốc Đông Y. Sâm bố chính là dòng cây thuộc họ Cẩm Quỳ, có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz.

Sâm bố chính là dòng sâm có thân thảo, thân cây mọc thẳng đứng nhưng rất yếu nên thường bám vào nhiều loại thực vật to lớn hơn. Lá cây sâm bố chính rất đẹp, có hình trái xoan thon dài và nhọn dần từ đầu đến cuối lá. Hoa của sâm bố chính thường mọc riêng lẻ, 5 cánh, thường có kích thước từ 5 – 6 cm.

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sâm bố chính có nhiều công dụng tuyệt vời trong nhiều bài thuốc. Sâm bố chính có khả năng cải thiện nhiều thể trạng cơ thể cùng các chứng bệnh khác nhau như sau:

  • Sâm bố chính có khả năng điều trị và ổn định rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Sâm bố chính còn có khả năng điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như: kiết lỵ, tiêu chảy, khó tiêu…
  • Loại dược liệu này còn có khả năng kích thích hệ thống sinh lý, cải thiện sự ham muốn và vấn đề liên quan khác của sinh dục.
  • Ngoài ra, sâm còn có thể chữa được chứng suy nhược thần kinh và chứng ra nhiều mồ hôi.

>>> Xem thêm về: Cảnh báo những người không nên dùng nhân sâm 

Đẳng Sâm

các loại sâm việt nam
Cây Đẳng Sâm trong tự nhiên

Không chỉ ở Việt Nam, Đẳng Sâm là một trong các loại sâm được rất nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng và nghiên cứu về loại thảo dược này. Đẳng Sâm có rất nhiều tên gọi khác nhau trong nhân gian như: Điều đảng sâm, bạch đảng sâm, lộ đảng sâm, đảng sâm.

Đẳng Sâm là dòng thực vật thuộc họ Hoa Chuông, có tên khoa học là Codonopsis pilosula Nannf. Đẳng Sâm là một loại cây thân thảo, sinh trưởng lâu năm và mọc thành nhiều cụm lớn. Thân cây Đẳng Sâm nhỏ, có màu hồng tía hoặc tím sẫm. Cây Đẳng Sâm thường quấn và leo vào những loài thực vật khác để hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Lá của Đẳng Sâm có hình lưỡi mác, thường mọc đối xứng với thân và có lớp lông mịn bao quanh. Củ Đẳng Sâm mọc sâu dưới lòng đất từ khoảng 50 – 70 cm. Củ Đẳng Sâm có màu nâu nhạt và chính là phần được khai thác nhiều nhất để sử dụng.

Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp Đẳng Sâm ở các vùng phía núi phía Bắc như: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang… cùng một số vùng núi ở Tây Nguyên khác. Chất lượng của Đẳng Sâm tại Việt Nam cũng rất cao và không thua với bất kỳ một nơi nào.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Đằng Sâm có các hợp chất hiếm có, quý hiếm và tốt cho sức khỏe như: Glucoside. Mannose, Fructose, Choline… Chính vì thế mà Đẳng Sâm có rất nhiều công dụng tốt cho người dùng như sau:

  • Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Đằng Sâm có tác dụng cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các cơn mệt mỏi và nhiều chứng bệnh khác nhau.
  • Đẳng Sâm có nhiều hợp chất có khả năng chống khuẩn kháng viêm. Nhờ điều này mà niêm mạc được bảo vệ và tình trạng viêm loét dạ dày cũng được cải thiện.
  • Ngoài ra, Đẳng Sâm còn có khả năng cải thiện các chứng bệnh về hô hấp như ho có đờm, đau rát cổ họng, viêm phổi, bệnh lao, viêm phế quản…

Sâm Cau

Sâm Cau
Sâm Cau

Sâm Cau cũng là một trong các loại sâm đất quý ở Việt Nam. Sâm Cau là loại thực vật thuộc họ nhà Tỏi voi lùn, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Phần rễ của Sâm Cau từ lâu đã được xem là một loại dược liệu quý ở trong Đông Y với nhiều công dụng tuyệt vời.

Sâm Cau là loại cây thân thảo thấp, cây có hình trụ dài và không phân nhánh nhưng chưa đốt. Lá Sâm Cau thường dài khoảng 20 – 30 cm và hẹp. Lá Sâm Cau có nhiều nếp gấp như lá cau. Rễ Sâm Cau không phân nhánh mà phình to thành dạng củ. Củ Sâm Cau thường có màu nâu sẫm, hoặc màu đỏ và thịt bên trong có màu trắng.

Cây Sâm Cau thường phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy Sâm Cau tại những vùng núi thuộc các tỉnh thành phía Bắc như: Cao Bằng, Lai Châu và Tuyên Quang. Nhưng đến thời điểm hiện tại, Sâm Cau đã được nuôi trồng ở nhiều nơi để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Theo các nghiên cứu thì Sâm Cau chứa rất nhiều hợp chất đặc biệt, có tác dụng cực tốt cho y học như: Curculigosides, Steroid thiên nhiên, Triterpen , 13 loại Saponin triterpene cycloartane, Curculigosaponins… Chính vì thế mà Sâm Cau có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể người dùng như:

  • Sâm Cau có khả năng cung cấp năng lượng cho các cơ quan nội tạng như gan và thận. Điều này giúp sức khỏe tổng thể của cơ thể tốt hơn.
  • Sâm Cau có thuộc tính nóng ấm, thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến cảm lạnh, hàn thấp, lạnh tử cung, lạnh bụng….
  • Ngoài ra, Sâm Cau còn có công năng ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau kinh và mất máu. Sâm Cau có khả năng bổ huyết, tăng lưu thông máu, ôn bổ tử cung và điều trị chứng hiếm muộn.

Sa Sâm

các loại sâm đất
Cây Sa Sâm trong tự nhiên

Sam Sâm là loại thực vật thuộc họ nhà cúc, có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cas. Sa Sâm là một loại cỏ sinh trưởng lâu năm và thường mọc ở các vùng ven biển. Sa Sâm là loại cây có thân thảo sống lâu năm, có đầu trên nhỏ, phần giữa to và phần cuối nhỏ dần lại.

Lá cây sa sâm có hình răng cưa, dài và có màu xanh đậm. Rễ cây Sa Sâm có hình trụ, đôi khi sẽ rẽ thành nhiều nhánh khác nhau và có màu trắng. Hoa Sa Sâm có màu vàng nhạt, hình đầu thường mọc ở các đốt ở thân hoặc phần góc của cỏ. Phần rễ của Sa Sâm chính là phần quý giá nhất của cây, thường được khai thác và sử dụng như một vị thuốc.

Các cây Sa Sâm thường mọc hoang nhiều ở các vùng có biển tại Việt Nam như: Quảng Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Hà Nam, Nghệ An. Sa Sâm thường sẽ mọc vào 2 thời điểm khác nhau trong năm. Đầu tiên là giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4. Giai đoạn thứ hai là từ tháng 8 đến tháng 9.

Trong Sa Sâm được cho là có những dưỡng chất có lợi cho người như: Tinh dầu, Scopoletin, Coumarin, Polysaccharid, Acid Triterpenic, B-sitostero. Theo các nghiên cứu, Sa Sâm có những tác dụng tích cực cho người dùng như sau:

  • Trong Đông Y, Sa Sâm sẽ được kết hợp cùng với vài dược liệu khác để điều trị các chứng bệnh như: Cảm sốt, phổi nóng ho, ho ra máu, miệng khô khát nước.
  • Sa Sâm được cho là có tính hàn, phù hợp để làm mát phổi, dưỡng huyết, giải nhiệt và được dùng để chữa bệnh ho. Nhóm người bị viêm phế quản, ho khan, ho có đờm thì rất thích hợp để dùng Sa Sâm.
  • Ngoài ra, người có vấn đề về gan, mắc chứng da vàng cũng có thể sử dụng Sa Sâm để điều trị.

Sâm Đại Hành

hình ảnh các loại sâm ở việt nam
Sâm Đại Hành

Sâm Đại Hành cũng là một trong các loại sâm quý tại Việt Nam. Sâm Đại Hành có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Sâm Đại Hành có rất nhiều tên khác nhau như: Phong nhạn, tỏi làu, tỏi đỏ…

Sâm Đại Hành là loại thực vật thuộc họ nhà diên vĩ, có tên khoa học là Eleutherine bulbosa. Sâm Đại Hành là loại cây có thân thảo, sống dai và có chiếu cao khoảng 30 cm. Củ Sâm Đại Hành nhìn khá giống củ hành tím nhưng vỏ bên ngoài có màu đỏ nâu, thị củ có màu tương tự vỏ hoặc hoặc nâu hồng.

Lá Sâm Đại Hành dài từ 40 – 50 cm, có nhiều nếp gấp. Hoa Sâm Đại hành màu trắng, có nhụy màu vàng và thường mọc thành chùm. Sâm Đại Hành là một loại cây ưa ẩm, thích ánh nắng và thường sinh trưởng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới như: Việt Nam. Campuchia và Lào. Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp Sâm Đại Hành ở các tĩnh như Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Tây, Hòa Bình…

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, Sâm Đại Hành có khả năng cải thiện sức khỏe và điều trị các triệu chứng như sau:

  • Sâm Đại Hành có khả năng bổ máu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi.
  • Sâm Đại Hành cũng có khả năng ổn định và điều hòa kinh nguyệt, kiểm soát lượng máu chảy ra mỗi khi chị em đến kỳ.
  • Với tính ấm trong dược liệu, Sâm Đại Hành còn có khả năng chữa các bệnh về viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm Amidam, hen suyễn, viêm phế quản…

Tổng kết

Qua nội dung trên, chúng tôi đã gửi đến bạn hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam. Đây chỉ là một trong các loại sâm Việt Nam, vẫn còn rất nhiều dòng sâm khác mà chúng tôi sẽ gửi đến bạn trong nội dung sau. Chính vì thế, bạn đừng quên theo dõi chúng tôi để xem được những bài viết về các loại sâm khác nhé.

 

Xem thêm:

Uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng cho da trẻ đẹp?

Khám phá 10 tác dụng của nhân sâm với phụ nữ

Bài viết liên quan
Hình ảnh cây sâm đương quy

Cách làm sâm đương quy ngâm rượu đúng chuẩn

Mục lụcSâm Ngọc LinhSâm Đương QuySâm Quy ĐáSâm Xuyên ĐáSâm NamSâm Bố ChínhĐẳng SâmSâm CauSa SâmSâm Đại HànhTổng kết Cách làm sâm đương quy ngâm rượu đúng chuẩn tại nhà được người Việt Nam sử dụng: Đầu tiên, bạn cần sơ chế sạch sâm và phơi khô. Sau đó, đặt

Xem thêm »
Cây sâm bố chính

Tìm hiểu về sâm bố chính: Sâm bố chính có tác dụng gì?

Mục lụcSâm Ngọc LinhSâm Đương QuySâm Quy ĐáSâm Xuyên ĐáSâm NamSâm Bố ChínhĐẳng SâmSâm CauSa SâmSâm Đại HànhTổng kết Sâm bố chính có tác dụng như chữa ho, viêm phế quản,… vô cùng an toàn đối với trẻ em. Công dụng chữa được các chứng đau đầu, giúp tuần hoàn

Xem thêm »
Bài viết liên quan
uống sâm hàn quốc có tác dụng gì
Cảnh báo những người không nên dùng nhân sâm

Mục lụcSâm Ngọc LinhSâm Đương QuySâm Quy ĐáSâm Xuyên ĐáSâm NamSâm Bố ChínhĐẳng SâmSâm CauSa SâmSâm Đại HànhTổng kết Cảnh báo những người không nên dùng nhân sâm: Người hay

Scroll to Top