Củ sâm đất (Panax vietnamensis) là một loại cây thuộc họ Araliaceae, được biết đến với các tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào cũng cần được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu.
Ngày nay, củ sâm đất là một trào lưu mạng đang được mọi người yêu thích và tìm mua. Bởi củ sâm đất không chỉ có vị ngọt mà công dụng của sâm đất mang lại rất tuyệt vời trong việc bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về củ sâm đất có tác dụng gì đối với sức khỏe con người.
Đặc điểm củ sâm đất
Theo nghiên cứu, củ sâm đất được biết đến với tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, là loại cây có thân mềm, vỏ nhẵn. Loại củ này được bắt nguồn từ vùng Tân Cương, Trung Quốc. Nhưng ngày nay ở nước ta củ sâm đất thường được trồng ở vùng núi, nơi có khí hậu nhiệt đới.
Và giờ đây củ sâm đất đã trở thành một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai. Hình dáng bên ngoài giống với củ khoai lang nhưng bên trong có màu vàng nhạt, vị ngọt hương vị hơi giống nhân sâm.
Các bạn có biết cây sâm đất có mấy loại? Vậy hãy để tôi giới thiệu cho các bạn các loại sâm đất phổ biến ngày nay thường được mọi người tin dùng qua bài viết chi tiết dưới đây. Hiện nay, cây sâm đất có 5 loại phổ biến thường được mọi người sử dụng.
- Sâm Ngọc Linh: Là loại cây được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam được trồng chủ yếu tại miền Trung nước ta. Nó có công dụng tuyệt vời như làm giảm quá trình lão hoá da, phục hồi các chức năng như stress, trầm cảm,…
- Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng): Loại thuốc quý thuộc họ Tán được mọc thành cụm và phân bổ khá gần nhau, hỗ trợ các bệnh như suy nhược cơ thể, thiếu máu, người mắc các bệnh về huyết áp,…
- Sâm Đương Quy (sâm dành cho phụ nữ): Cây sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc thường sống ở độ cao 2000-3000m nơi có khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam loại sâm này thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,…
- Sâm Bố Chính: Sâm bố chính là loại cây mọc hoang thường trồng nhiều ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Tây Bắc,…
- Sâm Tam Thất: Là một loại cây nhỏ, sống lâu năm thường mọc ở độ cao 1500m. Ở Việt Nam, tam thất được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu,…
>>> Xem thêm về: Hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam có thể bạn chưa biết
Củ sâm đất có tác dụng gì?
Sâm đất có tác dụng gì trong việc bồi bổ sức khỏe?
Củ sâm đất có tác dụng gì trong việc bồi bổ sức khỏe luôn là một câu hỏi rất được quan tâm. Theo như các nhà khoa học nghiên cứu, củ sâm đất chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá như saponin, polysaccharide, axit amin, các vitamin và khoáng chất.
Các dưỡng chất này giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tác dụng của sâm đất còn giúp bồi bổ hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ thường được sử dụng để giúp người già và người suy nhược cơ thể phục hồi sức khoẻ.
Cải thiện hệ tiêu hoá : Hệ tiêu hoá là hệ thống quan trọng nhất trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong củ sâm đất có chứa dưỡng chất fructooligosaccharide giúp kích thích phát triển lợi khuẩn trong cơ thể, bảo vệ hệ tiêu hoá.
Ngăn ngừa các bệnh ung thư: Củ sâm đất có tác dụng gì? Bởi trong củ sâm đất có chất oxy hóa cao, đặc biệt là pectin giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó các chất vitamin có trong củ sâm đất cũng góp phần chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn.
Giảm căng thẳng, stress: Cây sâm đất còn có tác dụng gì? Nhờ vào các chất vitamin A, C và khoáng chất có trong củ sâm đất giúp giảm tình trạng căng thẳng, suy nhược cơ thể. Ăn củ sâm đất thường xuyên giúp cung cấp nguồn năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Hỗ trợ giảm cân: Củ sâm đất đã được chứng minh rằng có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm cân, nó giúp các bạn no lâu, từ đó giúp tiêu thụ thức ăn ít hơn giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân. Do thành phần tự nhiên lượng calo và tinh bột ít, vậy nên củ sâm đất sẽ là một phương pháp giảm cân hiệu quả cho chị em phụ nữ.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu, trong củ sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides giúp giảm lượng natri trong máu, khắc phục các bệnh về tim mạch, luôn để tim trong trạng thái ổn định.
>>> Xem thêm về: Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm có tác dụng gì?
Ai nên cẩn thận khi ăn củ sâm đất?
Mọi người chắc hẳn cũng đã biết được những công dụng tuyệt vời của củ sâm đất mang lại. Mặc dù là loại thực phẩm bổ dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng củ sâm đất. Dưới đây là một số khuyến cáo những người nên cẩn thận khi ăn củ sâm đất.
Người bị đầy bụng, tiêu chảy
Củ sâm đất có tác dụng gì? Trong củ sâm đất có chức năng nhuận tràng. Vì vậy những người có hệ tiêu hoá kém thường đầy bụng, tiêu chảy không nên sử dụng củ sâm đất sẽ khiến cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai
Mặc dù củ sâm đất mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như ngăn ngừa cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể,…Tuy nhiên không nên dùng thực phẩm này cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ vì trong sâm đất có thành phần không phù hợp với thai nhi.
>>> Xem thêm về: Khám phá 10 tác dụng của nhân sâm với phụ nữ
Ăn sống củ sâm đất được không?
Ăn củ sâm đất như thế nào cho hiệu quả? Ăn sống củ sâm đất có được không? Củ sâm đất có tác dụng gì? là câu hỏi mà mọi người thường thắc mắc hiện nay. Theo như chia sẻ của mọi người củ sâm đất có vị giòn ngọt, thanh mát có thể ăn sống được. Bạn chỉ cần dùng dao gọt sạch lớp vỏ bên ngoài cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn là có thể thưởng thức ngay củ sâm đất bổ dưỡng.
Cách trồng củ sâm đất đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để ra thành phẩm: đất trồng cần màu mỡ, thoát nước tốt. Để tăng dinh dưỡng cho đất bạn cần pha trộn một số phân hữu cơ với tỷ lệ 80% đất, 10% tro trấu, 10% phân chuồng. Có rất nhiều cách trồng, bạn có thể trồng bằng hạt hoặc từ củ giống.
Tuy rằng công dụng sâm đất mang lại rất nhiều lợi ích bổ dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng chúng ta không nên sử dụng lạm dụng củ sâm đất quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy nên trước khi sử dụng cần phải theo sự chỉ định của bác sĩ để củ sâm đất phát huy tác dụng một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm về: Cảnh báo những người không nên dùng nhân sâm
Gợi ý 3 món ăn dễ làm từ củ sâm đất
Củ sâm đất ngâm rượu
Củ sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì? là câu hỏi rất được mọi người quan tâm. Sâm đất ngâm rượu là một trong những cách sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với cách làm rất đơn giản và hiệu quả, sâm đất ngâm rượu được mọi người tin dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực đặc biệt dành cho nam giới.
Nước sâm uống giải nhiệt
Uống nước cây sâm đất có tác dụng gì? đối với sức khỏe là câu hỏi mà mọi người thường quan tâm. Bởi nước sâm là một trong những loại thức uống giải nhiệt cơ thể vào ngày hè được mọi yêu thích. Để có một ly nước sâm thơm ngon mát lành vào ngày hè ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: sâm, bí đao, đường phèn, lá dứa để tăng thêm hương vị món thức uống này.
>>> Xem thêm về: Cây sâm đất là cây gì? Cây sâm đất có mấy loại phổ biến?
Cách chế biến món gỏi củ sâm đất
Ngoài thức uống bổ dưỡng mà củ sâm đất mang lại mà chúng ta còn có thể chế biến củ sâm đất thành những món ăn ngon hấp dẫn cho gia đình. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một món ăn vô cùng hấp dẫn, cách chế biến lại vô cùng đơn giản.
Nghe đến tên gọi chắc hẳn các bạn cũng biết nguyên liệu chính là củ sâm đất, thịt gà, cà rốt, tỏi ớt, rau thơm, lạc rang,…Đầu tiên các bạn cần sơ chế sâm đất trong nước muối loãng từ 15 đến 30 phút. Tiếp đến các bạn xé sợi thịt gà sau khi luộc, nạo sợi cà rốt, giã nhỏ lạc rang giòn.
Món ăn này không thể ngon được nếu thiếu nước trộn gỏi, bạn cần pha với tỷ lệ 3 mắm, 4 nước, 2 đường, 2 chanh rồi trộn đều lên, cho thêm ít tỏi ớt băm nhuyễn. Vậy là một ăn món hấp dẫn đã được hoàn thành.
Tổng kết
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của các bạn về câu hỏi củ sâm đất có tác dụng gì? Như đã viết ở trên các bạn đã thấy rằng củ sâm đất có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiều công dụng là vậy nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng củ sâm đất để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: