Logo-Vua-Sam-Yen-ngang
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết

Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm có tác dụng gì?

nhân sâm tươi ngâm mật ong

Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm có tác dụng gì?

nhân sâm tươi ngâm mật ong

Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm tươi được thu hoạch từ cây nhân sâm khi còn tươi mọng, thường là trong thời gian ngắn sau khi gặt. Rễ nhân sâm tươi thường được sử dụng trong y học dân gian và trong một số loại thực phẩm bổ sung, với niềm tin rằng chúng có các tính chất chống oxi hóa và tăng cường sức khỏe.

Nhân sâm tươi là loại dược liệu quý và vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Nhân sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể, là vị thuốc quý trong Đông y, đồng thời có công dụng làm đẹp và có khả năng chống lại một số loại bệnh tật. Để sử dụng nhân sâm an toàn và mang lại hiệu quả cao, chúng ta cùng Vua Sâm Yến tìm hiểu qua bài viết sau để biết nhân sâm tươi có công dụng gì? Nhân sâm tươi kỵ gì? Và ai không nên dùng nhân sâm nhé.

Nhân sâm tươi là gì? Các loại nhân sâm tươi

nhân sâm tươi là gì
Nhân sâm tươi là loại dược liệu quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng

Nhân sâm tươi là gì?

Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C.A. Mey, thuộc họ ngũ gia bì, mọc hoang hoặc được trồng trên những vùng cao và nhiệt độ thấp. Những loại sâm tự nhiên (hay còn gọi là dã sâm) có dược tính cao và quý hơn nhân sâm được trồng.

Nhân sâm tươi là củ sâm sau khi thu hoạch đã được làm sạch, được bảo quản cẩn thận và mang đến tay người tiêu dùng mà vẫn giữ nguyên hình thái bên ngoài và chưa qua chế biến.

Nhân sâm được trồng phổ biến ở một số nước như Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ. Tuy nhiên, sâm tươi Hàn Quốc được đánh giá là sản phẩm có chất lượng vượt trội hơn hẳn, và các loại sâm được bán tại Việt Nam hầu hết được nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Các loại nhân sâm tươi

Để có được chất lượng tốt đòi hỏi nhân sâm phải đạt được một độ tuổi nhất định. Chỉ khi sâm đủ 6 năm tuổi mới có sự phát triển đầy đủ về hình dạng, kích thước và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hiện nay sâm tươi Hàn Quốc 6 tuổi tại thị trường Việt Nam được phân thành 3 loại: Sâm loại 1, loại 2, loại 3 (hoặc loại A, B, C tùy theo điểm bán hoặc tùy khu vực).

  • Sâm tươi loại 1:

Loại sâm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, đạt yêu cầu cả về chất lượng lẫn hình dạng bên ngoài.

Những củ sâm loại 1 có đầy đủ tay chân và giống như hình người, củ to đồng đều, dài, đặc, màu vàng hơi sẫm, có da trơn mịn không khiếm khuyết.

Trong sâm loại 1 chứa chất saponin và các thành phần dinh dưỡng khác cao hơn so với loại bình thường, có hàm lượng nước ít. Tuy nhiên giá thành của loài này cũng nhỉnh hơn những loại còn lại.

  • Sâm tươi loại 2:

Củ sâm loại 2 cũng to tương đối, rễ hơi thô, rễ phụ đồng đều nhưng không nhiều, da không được mịn màng.

Loại này hàm lượng saponin ít hơn loại 1 và giá thành cũng thấp hơn loại 1 khoảng 300 – 500 ngàn đồng/ 1 kg.

  • Sâm tươi loại 3:

Sâm loại 3 có phần thân ngắn, rễ mọc không đều, da sần sùi thâm đỏ, giá thành và hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất trong 3 loại, thường được dùng làm nguyên liệu.

Thành phần chính của nhân sâm tươi

thành phần có trong nhân sâm
Trong nhân sâm có chứa các hoạt chất giúp phòng ngừa các loại bệnh tật

Trong nhân sâm tươi có chứa các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Polysaccharide
  • Ginsenosides
  • Vitamin E, C
  • IH901
  • Hơn 30 loại saponin
  • Hợp chất K
  • Peptide
  • Rượu polyacetylenic
  • Axit béo
  • Tinh dầu
  • Glucid
  • Các nguyên tố: Kali, Mangan, selen, Fe…

Mùi vị của nhân sâm có gì đặc biệt

Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có mùi nồng đặc trưng của sâm. Nhiều người bị dị ứng với vị đắng và nồng có thể cảm giác buồn nôn sau khi ăn hoặc uống. Do đó, tùy vào từng người mà chúng ta sử dụng nhân sâm phù hợp, hoặc chế biến tốt nhất để ai cũng có thể dùng được.

Cách thu hoạch và bảo quản nhân sâm tươi

Cách thu hoạch nhân sâm

Khi cây sâm đủ tuổi, người dân sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ đào lấy củ sâm một cách cẩn thận, tránh làm hỏng rễ và củ sâm, sau đó tiến hành sơ chế qua các bước sau:

  • Bước 1: Ngâm trong nước khoảng 10 phút để bùn đất bám trên củ sâm trôi hết, rồi dùng bàn chải nhẹ nhàng làm sạch mọi ngóc ngách, từ thân củ đến rễ của củ sâm.
  • Bước 2: Tiếp theo tiến hành cắt tỉa các rễ phụ hoặc các phần dư của củ sâm.
  • Bước 3: Cuối cùng chúng ta có thể cắt củ sâm hoặc giữ nguyên tùy theo mục đích sử dụng.

Bảo quản nhân sâm tươi

nhân sâm tươi ngâm mật ong
Một số phương pháp bảo quản nhân sâm tươi giúp giữ được lâu nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng

Nhân sâm trước khi bảo quản cần qua bước sơ chế cẩn thận. Có nhiều cách để bảo quản nhân sâm tươi đúng chuẩn, nhưng bảo quản thế nào để sâm vừa giữ được lâu, vừa giữ được hương vị và chất lượng? Sau đây là 5 cách bảo quản nhân sâm tươi lâu dài nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng:

  • Bảo quản sâm trong hộp kín

Cách làm: Sau khi sơ chế xong, bỏ nhân sâm tươi vào hộp cùng với 1 lớp rêu để giúp cân bằng độ ẩm.

Lưu ý: Trước khi đóng gói cần tưới lên củ sâm và rêu 1 lượng nước vừa đủ để giữ củ sâm được tươi. Cách này chỉ bảo quản được chất lượng sâm trong vòng 1 tuần.

  • Cách bảo quản trong ngăn đá, tủ lạnh

Cách làm: Tưới nước lên củ sâm 1 lần nữa, sau đó cho sâm vào túi nilon hoặc túi nhựa đựng thực phẩm và đặt vào tủ lạnh.

Lưu ý: Nên chọc lên túi  2 – 3 lỗ để củ sâm giữ được lâu hơn. Phương pháp này có thể giữ sâm tươi dùng trong 2 tháng.

  • Bảo quản sâm tươi bằng cách ngâm trong mật ong

Cách làm: Sau khi được sơ chế, cắt lát sâm tươi rồi cho vào hũ mật ong đậy kín nắp. Cách này bảo quản được lâu, đồng thời giúp nhân sâm và mật ong phát huy được hết công dụng của chúng.

  • Bảo quản sâm tươi bằng cách ngâm trong rượu

Cách làm: Nhân sâm tươi ngâm rượu nên giữ nguyên củ, ngâm theo tỷ lệ 1kg sâm tươi ngâm với 10 lít rượu trắng 35-40 độ.

  • Bảo quản nhân sâm tươi bằng cách sấy khô

Cách làm: Củ sâm sau khi sơ chế cần được giữ nguyên củ, để ráo nước, sau đó rang hoặc sấy khô ở nhiệt độ từ 60-80 độ trong vòng 40-60 phút. Sau khi để nguội thì cho sâm cùng miếng hút ẩm vào lọ kín để bảo quản.

Lưu ý: Thường xuyên kiểm tra bằng cách lắc bình, nếu tiếng kêu phát ra không giòn thì cần thay miếng hút ẩm mới để tránh củ sâm bị ẩm mốc.

Nhân sâm có tác dụng gì?

Nhân sâm có tác dụng bổ kinh, tỳ, tâm, phế. Những công dụng tuyệt vời mà nhân sâm mang lại được cả Đông y và Tây y công nhận:

Nhân sâm giúp tăng cường miễn dịch

Adaptogenic có trong nhân sâm kích thích sự trẻ hóa tế bào, có thể khôi phục các tế bào hư hại ở người lớn tuổi. Ngoài ra các thành phần có trong nhân sâm giúp chống lại virus cảm cúm và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Nhân sâm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ

Nhân sâm giúp cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể, giúp người dùng cân bằng cảm xúc, tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra nhân sâm còn được biết đến là vị thuốc hỗ trợ chống trầm cảm và lo âu, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ người dùng.

Chống oxy hóa, chống viêm, ngừa lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ginsenosides và Gintonin là 2 hợp có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm, ngăn ngừa lão hóa, giúp trẻ da.

Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của 2 hợp chất này giúp ngăn chặn sự phát triển bất thường của các tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và giúp cải thiện sức khỏe ở người đang điều trị bệnh ung thư.

Nhân sâm giúp bổ sung năng lượng

tác dụng của nhân sâm
Nhân sâm giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe

Thành phần polysaccharides, oligopeptide có trong nhân sâm  giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, làm giảm tình trạng mệt mỏi và giúp phục hồi sức khỏe ở người sau ốm dậy.

Nhân sâm giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng não

Trong nhân sâm có chứa ginsenosides và hợp chất K giúp bảo vệ não và chống lại các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Từ đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh Alzheimer.

Nhân sâm có tác dụng bổ khí huyết, cải thiện sinh lý nam

Các hoạt chất có trong nhân sâm giúp lưu thông máu, giúp ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa, đưa máu đến cơ quan sinh dục, giúp cải thiện chức năng sinh lý nam.

>>> Xem thêm về: Khám phá 10 tác dụng của nhân sâm với phụ nữ

Các bài thuốc từ nhân sâm

Bài thuốc Tứ quân tử thang

Nguyên liệu: Nhân sâm, bạch truật, bạch linh mỗi loại 5g, cam thảo 3g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc làm viên hoàn.

Công dụng: Bổ chân khí, cải thiện sức khỏe người sức khỏe yếu, mệt mỏi, chán ăn, kém ăn.

Bài thuốc Bát trân thang

Nguyên liệu: Nhân sâm, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa mỗi loại 5g, cam thảo 3g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc làm viên hoàn.

Công dụng: Điều trị chứng suy khí huyết, suy nhược cơ thể, chân tay vô lực, đoản hơi, thiếu máu, da xanh xao, gầy gò, chán ăn.

Bài thuốc Thang độc sâm

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g đến 12g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày 1 thang chưng cách thuỷ và uống.

Công dụng: Dùng cho người mắc chứng hư, bệnh nặng, bệnh đã lâu ngày, ra máu nhiều dẫn đến hôn mê, mạch đập khẽ muốn ngừng, thoát nguy kịch.

Bài thuốc Thang sâm phụ

Nguyên liệu: Nhân sâm 3g – 6g, phụ tử 12g – 20g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.

Công dụng: Điều trị các chứng suy khí huyết, người ốm yếu, chán ăn, mệt mỏi kèm mồ hôi ra lạnh toát, chân tay rã rời.

Bài thuốc Thang nhân sâm hồ đào

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g và hồ đào 12g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.

Công dụng: Giúp bổ phổ, cải thiện tình trạng hen, điều trị chứng phế hư ho hen, hơi thở gấp.

Bài thuốc Thang Tứ quân tử

Nguyên liệu: Nhân sâm 4g, bạch truật 12g, bạch linh 12g và cam thảo 4g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang

Công dụng: Kiện tỳ, cầm tiêu chảy, điều trị chứng tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít, đại tiện lỏng.

Bài thuốc Bột Sinh mạch

Nguyên liệu: Nhân sâm (hoặc đảng sâm) 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g.

Cách dùng và liều dùng: Ngày sắc uống 1 thang.

Công dụng: Sinh tân chỉ khát, điều trị các bệnh nhiệt làm khô tân dịch, họng khô miệng khát do đái tháo đường.

*Lưu ý: Không dùng các bài thuốc trên nếu không phải mắc chứng hư. Không nên dùng nhân sâm đồng thời với củ cải và trà đặc.

Ai không nên dùng nhân sâm?

nhân sâm tươi
Nhân sâm tươi giúp phục hồi sức khỏe trong và sau quá trình điều trị

Nhân sâm sẽ phát huy hết công dụng nếu dùng đúng người và đúng liều lượng. Sau đây là những người không nên dùng nhân sâm, hoặc cần thận trọng khi sử dụng:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ trước khi sinh nở.
  • Người trước khi phẫu thuật.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Người bị đau dạ dày, đang bị đau bụng, tiêu chảy, người hay bị đầy hơi, chướng bụng, phân nát, lỏng.
  • Người bị cao huyết áp, người có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Người hay bị mất ngủ nhưng thể trạng yếu (nên dùng liều lượng thấp 2-3g/ ngày, hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn).

Kết luận

Trên đây là chia sẻ về công dụng của nhân sâm và một số bài thuốc gợi ý để các bạn tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích cho các bạn khi tìm kiếm thông tin về vị thuốc này.

 

Xem thêm:

Học ngay cách chế biến yến sào thơm ngon trọn vị 

Cách phân biệt các loại yến sào hiện nay trên thị trường

Bài viết liên quan
Hình ảnh cây sâm đương quy

Cách làm sâm đương quy ngâm rượu đúng chuẩn

Mục lụcNhân sâm tươi là gì? Các loại nhân sâm tươiThành phần chính của nhân sâm tươiMùi vị của nhân sâm có gì đặc biệtCách thu hoạch và bảo quản nhân sâm tươiNhân sâm có tác dụng gì?Các bài thuốc từ nhân sâmAi không nên dùng nhân sâm?Kết luận Cách

Xem thêm »
Bài viết liên quan
Scroll to Top