Logo-Vua-Sam-Yen-ngang
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Bài viết

Hồng sâm là gì? Những ai không nên uống hồng sâm?

Hồng sâm là gì

Hồng sâm là gì? Những ai không nên uống hồng sâm?

Hồng sâm là gì

Những ai không nên uống hồng sâm bao gồm: Người bị tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, người bị bệnh tim mạch, người bị viêm dạ dày, người bị bệnh phổi, viêm phế quản, bị cảm mạo phát sốt, trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, nam bị xuất tinh sớm, người liên quan đến bệnh về hệ thống miễn dịch.

Hồng sâm – Một sản phẩm siêu dinh dưỡng, cực kỳ phù hợp để bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái sử dụng hồng sâm Hàn Quốc. Nếu không hiểu rõ những ai không nên uống hồng sâm, thì loại dược liệu này sẽ trở thành một chất kịch độc gây hại cho cơ thế. Hãy cùng Vua Sâm Yến tìm hiểu về vấn đề này.

Hồng sâm là gì?

Hồng sâm là gì
Tìm hiểu về hồng sâm

Trước khi đi tìm hiểu những ai không nên uống hồng sâm thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu đây là dược liệu gì. Hồng sâm là sản phẩm được chế biến từ nhân sâm tươi nhằm tăng hiệu quả dinh dưỡng cũng như thời gian bảo quản.

Nhân sâm khi đạt 6 năm tuổi sẽ được thu hoạch, rửa sạch và hấp cách thủy từ 50 – 90 phút cho đến khi củ sâm chuyển sang màu đỏ. Khi củ sâm đạt tiêu chủ chứa 14% lượng nước thì đem đi sấy khô từ 4 – 5 ngày. Đây chính là cách cây hồng sâm được chế biến.

Túy thuộc vào công nghệ và hiệu quả chế biến mà củ sâm được chia thành 4 loại chính: Sâm tươi, bạch sâm, hồng sâm và hắc sâm. Bạch sâm là củ sâm đã qua chế biến nhưng không đạt tiêu chuẩn của hồng sâm. Hắc sâm đòi hỏi quy trình chế biến và chất lượng củ nhân sâm cao, cầu kỳ hơn hơn rất nhiều

Hồng sâm đạt tiêu chuẩn từ trong ra ngoài sẽ có màu đỏ, hoặc hơi vàng hay nâu thẩm, khi sở vào sẽ có cảm giác mềm dẻo. Hồng sâm qua chế biến tăng cường hàng loạt các dưỡng chất chống oxy hóa, và nhóm chất ginsenoside. Không chỉ vậy, trong hồng sâm còn có hơn 20 nguyên tố vi lượng, 17 acid amin, 30 loại saponin và các acid có lợi.

>>> Xem thêm về: Nhân sâm tươi là gì? Nhân sâm có tác dụng gì?

Hồng sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Tác dụng của hồng sâm đối với cơ thể con người là rất lớn. Hồng sâm từ lâu đã được ví như một loại dược liệu quý hiếm và cực tốt cho con người. Nếu bạn đang muốn biết loại siêu dược liệu này có tác dụng tích cực nào đối với cơ thể thì hãy cùng chúng tôi chuyển qua phần nội dung bên dưới đây.

  • Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng: Hồng sâm sau quá trình chế biến có khả năng cải thiện khả năng miễn dịch thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các tế bào. Người dùng hồng sâm thường có tỷ lệ mắc các chứng cảm lạnh, sốt ít hơn người thường.
  • Cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi: Hồng sâm có khả năng giảm sự tăng trưởng của các chất khiến cơ thể mệt mỏi như: axit lactic, serotonin… Ngoài ra, tinh chất hồng sâm còn thúc đẩy cơ thể sản xuất creatine kinase – Hợp chất cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Giúp máu lưu thông, hạn chế tiểu cầu kết tụ: Hồng sâm có những chất như saponin và ginsenosides. Đây là những hợp chất ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của các chất như TXA 2, thrombin và serotonin tạo ra hiện tượng tiểu cầu tập kết. Từ đó, quá trình hình thành máu đông cũng được hạn chế và khiến máu lưu thông tốt hơn.
  • Cải thiện trí nhớ: Trong hồng sâm có ginsenosides, là hợp chất có khả năng giải phóng  acetylcholine giúp cải thiện trí nhớ ở người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc bệnh Alzheimer  – Thoái hóa thần kinh đã có những diễn biến tốt về việc cải thiện trí nhớ so với thể trạng bình thường.

>>> Xem thêm về: 7 tác dụng của sâm tố nữ đối với cơ thể

Những ai không nên uống hồng sâm?

Ngoài những điều trên, công dụng của hồng sâm còn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải vì có nhiều tác dụng tích cực mà ai cũng có thể sử dụng hồng sâm. Trước khi sử dụng, bạn nên đặt câu hỏi những ai không nên uống hồng sâm. Câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng hồng sâm nước Hàn Quốc.

Người bị tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp
Người bị tăng huyết áp không nên sử dụng hồng sâm

Ở đông y, người bị huyết áp tăng được xem là can bốc hỏa dẫn tới đau đầu, buồn nôn và nôn ói. Điều trị huyết áp tăng cần phải ổn định tiết can hỏa, bình can và tiềm dương. Nhưng hồng sâm lại khiến tình trạng này tệ hơn và rất để tìm ra liều lượng dược liệu phù hợp với người bị tăng huyết áp.

Phụ nữ mang thai

Nhắc đến những ai không nên uống hồng sâm, chúng ta không thể bỏ qua phụ nữ mang thai. Với tác dụng của hồng sâm, nhiều người nghĩ đây là sản phẩm tuyệt vời dành cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, hồng sâm có những hợp chất có thể tuần hoàn huyết dịch sang em bé. Điều này khiến việc sinh nở trở nên khó khăn và tạo ra nhiều ảnh hưởng không tích cực tới thai nhi.

Người bị bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch thường được khuyến nghị là không nên sử dụng các sản phẩm có được tích mạnh mẽ như hồng sâm. Hồng sâm có khả năng khiến huyết áp tăng, tim đập nhanh đột ngột làm ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân. Chính vì thế, người bị bệnh tim mạch cũng nằm trong nhóm người không nên sử dụng hồng sâm.

Người bị viêm dạ dày

Nếu bạn đang tự hỏi những ai không nên uống hồng sâm thì người bị viêm dạ dày cũng là một câu trả lời. Viêm dạ dày là tình trạng dạ dày tiết ra nhiều axit khiến viêm nhiễm xuất hiện và tạo ra những vết loét. Điều trị viêm dạ dày cần ổn định khí, chỉ điều và lương huyết để chữa trị.

Nhưng hồng sâm lại có tác dụng lại có tác dụng bổ khí và tăng lưu lượng máu. Điều này khiến tình trạng viêm dạ dày của người bệnh trở nên nghiệm trọng hơn. Do đó, người bị viêm dạ dày cần cân nhắc thật kỹ khi sử dụng hồng sâm linh chi.

Người bị bệnh phổi, viêm phế quản

Người bị bệnh về phổi, viêm phế quản
Người bị bệnh về phổi, viêm phế quản vần lưu ý khi sử dụng hồng sâm

Người bị bệnh phổi và viêm phế quản thường ho có đờm, sốt và đôi khi là ho ra máu. Trong đông y, tình trạng này được gọi là phế âm suy nhược, âm hư hỏa thịnh. Để điều trị bệnh lý, cần phải bổ âm giáng hỏa và lượng huyết chỉ huyết. Nhưng tác dụng của hồng sâm bổ hỏa và thương âm.

Điều này chỉ khiến người bệnh phổi và viêm phế quản có tình trạng tệ hơn, khiến máu ra nhiều hơn trước.

Bị cảm mạo phát sốt

Người bệnh bị cảm mạo dẫn đến phát sốt thường sẽ triệu chứng cảm và có lưu trữ những yếu tố không tốt từ bên ngoài môi trường xâm nhập trong cơ thể. Hồng sâm không giúp cơ thể loại bỏ mà giữ lại những yếu tố ngoại xâm, khiến việc điều trị cảm sốt trở nên khó khăn và mất thời gian hơn.

Chính vì thế mà những người bị cảm mạo dẫn đến tình trạng phát sốt thì không nên sử dụng hồng sâm.

>>> Xem thêm về: Khám phá 10 tác dụng của nhân sâm với phụ nữ

Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi

Trẻ nhỏ 14 tuổi cũng là nhóm đối tượng không nên sử dụng hồng sâm Hàn Quốc. Theo y học phương đông, trẻ con dưới 14 tuổi có cơ thể thuần dương và thiếu âm. Hồng sâm là loại dược liệu có tính dương mạnh, có thể kích thích tuyến sinh dục và tạo nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em. Do đó, trẻ nhỏ 14 tuổi cũng thuộc nhóm người không nên sử dụng hồng sâm.

Nam bị xuất tinh sớm

Nam bị xuất tinh sớm
Nam giới bị xuất tinh sớm không nên sử dụng hồng sâm để tình trạng không tệ hơn

Nam giới xuất tinh sớm thường là nhóm người rất nhạy cảm và dễ bị kích thích ở các vấn đề sinh dục. Với tác dụng kích thích sinh dục tố của hồng sâm, thì tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới sẽ trở nên nặng nề hơn thay vì được cải thiện.

Người liên quan đến bệnh về hệ thống miễn dịch

Khi nhắc tới những ai không nên uống hồng sâm thì chúng ta không thể bỏ qua nhóm người có bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng khi ngăn chặn cơ thể con người mắc phải các chứng bệnh. 

Khi sử hệ thống miễn dịch suy yếu, sẽ không có một tác nhân nào bảo vệ và chống lại tác dụng phụ của hồng sâm với cơ thể. Do đó, khi có bệnh về hệ thống miễn dịch thì người bệnh không nên sử dụng hồng sâm.

Cách dùng hồng sâm và một số lưu ý quan trọng

Hồng sâm ở thời điểm hiện tại không chỉ là một được liệu bồi bổ cơ thể, bạn có thể dùng sản phẩm này như một nguyên liệu nấu ăn. Bạn có thể dùng hồng sâm với rượu, mật ong, hầm trà, nấu ăn, làm nước…

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về vấn đề liều lượng khi chế biến món ăn. Đối với người lớn,  lượng hồng sâm có thể sử dụng là 10g/1 lần, mỗi ngày nhiều nhất là 2 lần. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ để xác định thể trạng và liều lượng sử dụng hồng sâm phù hợp.

Tổng kết

Những ai không nên uống hồng sâm là một câu hỏi lớn mà chúng tôi khó có thể trả lời một cách chi tiết. Đối với những dược liệu siêu dinh dưỡng như hồng sâm đông trùng hạ thảo, chúng tôi khuyến nghị bạn nên thăm khám tình trạng cơ thể và nhận lời tư vấn trực tiếp từ bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Xem thêm:

Cảnh báo những người không nên dùng nhân sâm 

Hình ảnh các loại sâm ở Việt Nam có thể bạn chưa biết

 

Bài viết liên quan
Hình ảnh cây sâm đương quy

Cách làm sâm đương quy ngâm rượu đúng chuẩn

Mục lụcHồng sâm là gì?Hồng sâm có tác dụng gì đối với sức khỏe?Những ai không nên uống hồng sâm?Cách dùng hồng sâm và một số lưu ý quan trọngTổng kết Cách làm sâm đương quy ngâm rượu đúng chuẩn tại nhà được người Việt Nam sử dụng: Đầu tiên,

Xem thêm »
Bài viết liên quan
Scroll to Top